Hàng trăm gia đình hào hứng tham gia S-Race Lâm Đồng
Ngày 9.3, Tổ Cảnh sát hình sự khu vực Q.12 thuộc Phòng Cảnh sát hình sự (PC02), Công an TP.HCM lập hồ sơ, xử lý nhóm người có hành vi chặn xe người đi đường kiểm tra giấy tờ.Trước đó, mạng xã hội lan truyền clip ghi lại cảnh một nhóm thanh niên khoảng 10 người, chặn xe kiểm tra một người đi đường.Cụ thể, từ hình ảnh trong clip cho thấy, một nam thanh niên đang quỳ gối trên vỉa hè, cạnh đó có nhóm người vây xung quanh. Một số người rọi đèn pin kiểm tra, gặng hỏi lớn tiếng nam thanh niên đang quỳ gối. "Mày đi ra đường mà không mang giấy tờ theo mà mày còn đi chơi đêm nữa", giọng một người lên tiếng.Lúc này, một người đàn ông đi tới quay clip và chất vấn nhóm người đang kiểm tra nam thanh niên đang quỳ gối "mấy anh là ai, mấy anh là công an hay gì".Một người trong nhóm này nói "nó chạy đó". Người đàn ông hỏi lại "nó chạy là đánh nó hả. Mấy anh công an hay gì?".Người đàn ông cũng quay các xe máy do những nhóm người này điều khiển thì có một xe chưa gắn biển số. Qua xác minh, người quay clip trên là anh P.H.H. Clip được anh H. quay khoảng 2 giờ sáng 2.3 trên đường Nguyễn Ảnh Thủ (thuộc địa phận Q.12, TP.HCM). Liên quan vụ việc này, nguồn tin Báo Thanh Niên xác nhận, vụ việc xảy ra khu vực ngã ba Đông Quang trên đường Nguyễn Ảnh Thủ (Q.12). Nhóm người trên là dân thường. Công an cũng đã triệu tập nhóm người chặn xe trên lấy lời khai làm rõ, xử lý.Việt Nam thành lập Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 3, sẵn sàng đến Nam Sudan
Đó là nhận định của KTS Trần Ngọc Chính, Chủ tịch Hội Quy hoạch Phát triển đô thị Việt Nam khi trao đổi về chủ trương khai thác không gian phát triển mới, tạo hệ sinh thái kinh tế đất nước được nhắc đến nhiều trong thời gian qua.* Trong những phát biểu chỉ đạo gần đây, Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định, để có dư địa phát triển, “Việt Nam cần tập trung khai thác không gian vũ trụ, không gian biển và không gian ngầm”. Trong đó, không gian biển có vai trò quan trọng như thế nào, thưa ông? - KTS Trần Ngọc Chính: Tôi hoàn toàn đồng ý với quan điểm rằng: Không gian vũ trụ, không gian ngầm và không gian biển, nếu khai thác tốt sẽ mang lại lợi ích kinh tế lớn, là động lực tăng trưởng mới quan trọng của nền kinh tế. Không gian vũ trụ quốc gia nào cũng có thể khai thác nhưng không gian biển thì không phải quốc gia nào cũng có. Thế giới công nhận Việt Nam là quốc gia có tiềm năng và lợi thế về tài nguyên biển.Các quốc gia khác đều rất mong muốn có biển như Việt Nam. Bởi vì chúng ta có 3.260 km bờ biển, lãnh hải khá rộng. Bởi vì vùng biển thuộc Việt Nam có giá trị cao về mặt kinh tế. Biển Đông nằm trên tuyến đường giao thông huyết mạch nối liền Thái Bình Dương - Ấn Độ Dương; châu Âu - châu Á; Trung Đông - châu Á, là vùng biển có 1 trong số 10 tuyến đường hàng hải lớn nhất trên thế giới đi qua, giao thông nhộn nhịp đứng thứ 2 trên thế giới (sau Địa Trung Hải).Các nước thèm khát sự đẹp đẽ về bãi tắm, những khu vực cảng nước sâu của Việt Nam… mà đi sâu hơn nữa chính là tiềm năng kinh tế biển. Như vậy, phải nhìn nhận rằng không gian biển của Việt Nam có vai trò rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế đất nước.Bất cứ một quốc gia nào nếu có điều kiện đều nỗ lực khai thác tốt nhất không gian biển. Thậm chí có quốc gia như Slovenia, đất liền rộng mênh mông, chỉ có vỏn vẹn 45km bờ biển, nhưng họ vẫn nỗ lực khai thác triệt để, phát triển hệ thống cảng biển. Trong khi đó, Việt Nam có những tỉnh như Quảng Ninh có gần 200 km bờ biển. Vì vậy có thể khẳng định: Không gian vũ trụ, không gian ngầm, đặc biệt không gian biển, nếu chúng ta tổ chức quy hoạch tốt và khai thác tốt sẽ mang lại lợi ích lớn cho nền kinh tế.* Năm 2024, Việt Nam chính thức có quy định pháp luật cụ thể về hoạt động lấn biển. Nhờ đó nhiều địa phương kỳ vọng có thể mở thêm quỹ đất, dư địa phát triển kinh tế biển. Xin ông chia sẻ quan điểm về hướng tiếp cận của các dự án lấn biển tại Việt Nam để phát huy lợi thế nguồn tài nguyên này?- Như tôi đã nói, Việt Nam là quốc gia biển. Chủ trương của Đảng trong thời gian tới là tiến ra biển để khai thác và làm chủ biển, phấn đấu đưa Việt Nam trở thành quốc gia mạnh về biển. Đúng như Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nói, đất nước đang phát triển, dân số đông, đất hẹp nên phải khai thác thêm các không gian thì mới phát triển được. Muốn phát triển đất nước thì phải được xây dựng, xây dựng thì phải có đất. Đất liền của Việt Nam trên 330 nghìn km2 nhưng 3/4 là đồi núi, tiếp đó với đồng bằng, ven biển và trung du thì để đảm bảo an ninh lương thực, chúng ta phải giữ lại một phần cho nông nghiệp. Chính bởi vậy, để tạo dư địa phát triển, việc lấn biển là hệ trọng. Ngày xưa, cụ Nguyễn Công Trứ đã lấn biển. Hành trình quai đê lấn biển, trị thủy khai hoang đã có từ xa xưa. Ngày nay, lấn biển trước hết là tạo nên quỹ đất để xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội. Chúng ta phải tính toán kỹ, không thể tư duy lấn biển là đổ đất ra biển. Việc lấn biển ở đâu, lấn bao nhiêu và lấn ra sao là công việc của những nhà quy hoạch, nhà khoa học về biển phải làm kỹ.Chúng ta thấy rằng, Ả rập Xê Út hay UAE với đảo cây cọ được xem là hình mẫu lấn biển của thế giới. Tôi đã đến nhiều lần, nghiên cứu và gặp gỡ nhà làm quy hoạch tại đây. Họ lấn biển với diện tích bằng cả một thành phố với chi phí khổng lồ. Nhưng họ cũng tạo ra giá trị gấp 10 lần. Nhưng điều cốt lõi ở đây là việc lấn biển không thay đổi dòng chảy và chỉ làm đẹp khu vực vịnh đó. Và họ có ý tưởng quy hoạch đỉnh cao, tạo không gian nhà ở, du lịch, thương mại dịch vụ… tất cả hội tụ tại đây cùng bến du thuyền 5 sao trước mỗi căn biệt thự.Đến nay, thế giới phải nể phục, còn người UAE gọi dự án lấn biển này là kỳ quan thứ 8 của thế giới. Tại sao họ thành công đến vậy, bởi lấn biển không chỉ là đổ đất tạo ra diện tích đất mới đơn thuần mà lấn biển bằng cả một hệ tư tưởng về vấn đề không gian, cảnh quan và sự độc đáo về kiến trúc, quy hoạch.Thế giới đã lấn biển từ lâu. Việt Nam cũng đã có lịch sử về lấn biển. Việt Nam có Kiên Giang với thành phố Rạch Giá đã lấn biển hàng nghìn hecta, gần như một nửa thành phố là lấn biển. Nhờ địa hình thuận lợi, việc lấn biển được thực hiện tương đối đơn giản. Giờ đây, Rạch Giá là thành phố đẹp và sôi động, nhưng vẫn giữ nét thanh bình với đô thị được quy hoạch bài bản, khang trang nhiều nơi ao ước. Có thể nói Kiên Giang đã lấn thành công, và không những thế tiếp tục muốn lấn biển ở Hà Tiên, bao gồm ý tưởng về những đảo ở ngoài để kết nối với Phú Quốc.Như vậy, các dự án lấn biển cần có những ý tưởng rồi mới vạch ra quy hoạch cảnh quan tương xứng. Chúng ta từng có những dự án lấn biển như ở vịnh Bái Tử Long, sớm bị lên án khi cố gắng khoanh vùng, biến núi đá trên vịnh trở thành “hòn non bộ” - cảnh quan của khu đô thị. Điều này có nghĩa, dự án bị phản đối không phải vì lấn biển mà bởi ý tưởng nghèo nàn, quy hoạch chắp vá, không phát huy được tiềm năng biển. Ý nghĩa quan trọng của một dự án lấn biển là phải mang lại mục tiêu chung, lợi ích cho địa phương, đất nước. Nếu dự án lấn biển được nghiên cứu kỹ lưỡng, quy hoạch bài bản vì mục tiêu chung sẽ là cơ hội để khai thác tốt không gian biển, tạo dư địa phát triển như chủ trương thông suốt hiện nay.* Sau Kiên Giang, Quảng Ninh, TP.HCM…, Đà Nẵng là địa phương mới nhất đang gây chú ý với dự án lấn biển tại Vịnh Đà Nẵng để làm khu thương mại tự do. Theo ông, hoạt động lấn biển sẽ giúp giải quyết vấn đề gì và mang lại lợi ích như thế nào cho TP sông Hàn?- Việc lấn biển làm Khu thương mại tự do (TMTD) đã được Thủ tướng đồng ý chủ trương, nhằm tạo quỹ đất mới, mở rộng không gian phát triển cho Đà Nẵng. Hiện nay, Nhà nước đã quyết định cho đầu tư Khu TMTD thế hệ mới ở Liên Chiểu, nhưng quỹ đất để thực hiện dự án vẫn là một vấn đề. Bởi vì đất ở phía tây bờ của khu vực Liên Chiểu rất là ít.Khu TMTD thế hệ mới sẽ gồm chủ yếu là hoạt động logistics. Do đó, hạ tầng kết nối với Cảng Liên Chiểu phải được đảm bảo, bởi nơi đây rất gần đường sắt, đường bộ cao tốc, trong định hướng trở thành điểm trung chuyển hàng hóa. Cũng vì thế, việc lấn biển đóng vai trò quan trọng. Việc lấn bao nhiêu chúng ta cần phải bàn thảo xem xét nhưng lấn biển là yêu cầu tất yếu để tạo ra mặt bằng trở thành bến tàu, kho hàng, hoặc nhà máy, công xưởng ở mức độ phù hợp để phục vụ cho các hoạt động của Khu TMTD.Nếu không lấn biển sẽ không hình thành được một cảng trung chuyển và cảng container tầm cỡ quốc tế. Mấu chốt là tạo nên một mặt bằng không quá xa bờ, kết hợp khai thác toàn bộ hệ thống tàu biển và kết nối với các phân khu khác của khu TMTD. Việc lấn biển, tạo ra mô hình như “đảo nhân tạo” cũng giúp dễ dàng kiểm soát về mặt ra vào, thuế quan… thuận lợi hơn trong bờ.* Mới đây nhất, chủ trì họp Ban Chỉ đạo thực hiện Nghị quyết 136, Thủ tướng đã chỉ đạo Đà Nẵng nghiên cứu triển khai nhanh khu lấn biển; cùng với đó tăng cường công tác truyền thông để người dân hiểu, tạo đồng thuận trong việc thực hiện Nghị quyết. Ông kỳ vọng như thế nào về việc triển khai khu TMTD của Đà Nẵng trong thời gian tới?- Tôi nghĩ Đà Nẵng đã bắt đầu câu chuyện về Khu TMTD thế hệ mới từ năm trước. Lãnh đạo thành phố cũng rất quan tâm và tập trung chỉ đạo cho dự án. Theo đề án thành lập, quy mô diện tích của Khu TMTD Đà Nẵng đến giai đoạn hoàn chỉnh hạ tầng và đồng bộ các khu chức năng đạt khoảng 2.317 ha, được bố trí tại 10 vị trí không liền kề, gắn kết với Cảng biển Liên Chiểu và sân bay quốc tế Đà Nẵng, trong đó vị trí lấn biển khoảng hơn 300 ha tại Vịnh Đà Nẵng.Tại đây, bên cạnh vị trí để làm đê chắn sóng, cầu tàu, kho bãi, theo tôi có thể nghiên cứu ý tưởng về đảo nhân tạo với công trình điểm nhấn đặc biệt. Chẳng hạn một thủy cung và một đường ngầm dưới mặt nước dẫn ra đảo. Trước đây tôi từng đề xuất với lãnh đạo Đà Nẵng để nghiên cứu. Ý tưởng này hi vọng có thể được tiếp nối để không chỉ thúc đẩy Khu TMTD thế hệ mới, mà còn thúc đẩy lĩnh vực du lịch, hướng tới mục tiêu phát triển đột phá cho Đà Nẵng. Chính các công trình điểm nhấn sẽ góp phần làm nổi bật khu TMTD Đà Nẵng so với các mô hình khác trên thế giới, bên cạnh chức năng chính về thương mại, logistics. Các hoạt động sẽ tương hỗ cho nhau.Như Trung Quốc đã đưa cả đảo Hải Nam trở thành Khu TMTD với cảng TMTD lớn nhất thế giới. Đây được xem như Hồng Kông thứ hai của Trung Quốc. Nhưng Hải Nam vẫn đang tiếp tục phát triển các dự án đảo nhân tạo (đảo Hải Hoa, đảo Phượng Hoàng) trên vùng vịnh. Với Đà Nẵng, nếu có các hòn đảo nhân tạo thiết lập hạ tầng quan trọng cho khu TMTD, đồng thời phát triển khu du lịch, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí đẳng cấp cao và bên dưới là một thủy cung, ban đêm trở thành “viên ngọc” rực sáng trên vịnh… thì đây sẽ là điểm nhấn ấn tượng cho thành phố.Có thể nói, lấn biển để tạo quỹ đất xây dựng hạ tầng, là hoạt động đóng vai trò tất yếu để hình thành Khu TMTD thế hệ mới đúng nghĩa. Tất nhiên cần có tính toán kỹ càng trong công tác quy hoạch, nghiên cứu đánh giá, nhưng rất cần triển khai ngay để tiếp nối những nỗ lực của chính quyền Đà Nẵng thời gian qua. Đây phải là mặt trận ưu tiên nhất của Đà Nẵng trong giai đoạn hiện nay, chứ không thể chờ đợi thêm nữa.
Tân HLV Kim Sang-sik cùng ông Park Hang-seo dự khán trận Viettel Thể Công đấu HAGL
Chia sẻ với Thanh Niên chiều nay 15.1, anh Lê Anh Tuấn (46 tuổi) là con trai của cụ Tư cho biết hiện gia đình vẫn đang làm nhiều cách khác nhau để tìm mẹ bị mất liên lạc, song đến giờ vẫn chưa có tin tức nào.Anh kể trưa hôm qua 14.1, khoảng 12 giờ mẹ anh có rời nhà ở khu vực chợ Cây Quéo, đường Hoàng Hoa Thám (Q.Bình Thạnh, TP.HCM) nhưng mãi không thấy về. "Đến chiều tối đi làm về không thấy mẹ đâu nên tôi và gia đình đi tìm khu vực chợ và lân cận nhưng không có kết quả", anh Tuấn kể.Người con cho biết bà Tư lớn tuổi nhưng tinh thần và trí nhớ vẫn minh mẫn, không bị lẫn người già. Đó là lý do anh vô cùng lo lắng không biết mẹ ở đâu, làm gì và có gặp nguy hiểm gì không. Anh cho biết ở TP.HCM gia đình cũng không có nhiều bà con hay người quen."Bình thường, mẹ tôi vẫn đi chợ nấu cơm, ra ngoài ăn uống. Đây là lần đầu tiên bà rời đi, mất liên lạc như vậy nên gia đình cảm thấy lo lắng. Tôi đang cố gắng tìm mẹ, mong sớm có tin", anh chia sẻ.Anh Lê Văn (48 tuổi) là anh trai sống cùng nhà với anh Tuấn và mẹ cũng lo lắng khi mẹ mất liên lạc. Anh mong ai có thông tin về bà hãy liên lạc với gia đình. Hiện gia đình đang làm nhiều cách khác nhau để tìm, từ việc đi trực tiếp tới nhờ sự giúp đỡ trên mạng xã hội.Ai có tin tức cụ Nguyễn Thị Kim Tư vui lòng liên hệ gia đình qua số điện thoại: 0913.275.550 (gặp anh Tuấn). Gia đình vô cùng biết ơn!
Ngày 17.2, Sở Du lịch TP.Đà Nẵng phối hợp Hãng hàng không Vietjet Air tổ chức chương trình giới thiệu du lịch Đà Nẵng tại TP.Ahmedabad (bang Gujarat, Ấn Độ).Chương trình có sự tham dự của Tổng Lãnh sự Việt Nam tại Ấn Độ, đại diện các hiệp hội du lịch Ấn Độ, hơn 100 doanh nghiệp du lịch tại Ahmedabad.Sở Du lịch TP.Đà Nẵng đã tổ chức giới thiệu các không gian kết nối doanh nghiệp du lịch 2 nước; quảng bá du lịch Đà Nẵng và các sản phẩm, dịch vụ tiêu biểu, giới thiệu đường bay thẳng Ahmedabad - Đà Nẵng.Theo bà Huỳnh Thị Hương Lan, Phó giám đốc Trung tâm Xúc tiến du lịch TP.Đà Nẵng, hiện nay đường bay thẳng giữa Đà Nẵng và Ahmedabad với tần suất 2 chuyến/tuần đã đóng góp đáng kể vào tăng trưởng khách Ấn Độ từ bang Gujarat.Từ tháng 10.2024 đến nay, đã có 75 chuyến bay Đà Nẵng - Ahmedabad và ngược lại, với hơn 8.600 lượt khách.Thời gian qua, du khách Ấn Độ nằm trong top 5 thị trường khách quốc tế đến TP.Đà Nẵng, chiếm 5,3% trong cơ cấu khách. Du khách Ấn Độ ưa chuộng TP.Đà Nẵng với nhiều nét tương đồng về văn hóa, đặc biệt rất yêu thích sản phẩm du lịch MICE và du lịch cưới.TP.Đà Nẵng đã tung ra các gói dịch vụ đặc biệt cho sản phẩm du lịch cưới, như ưu đãi cho các đoàn khách từ 50 người trở lên.Năm 2024, TP.Đà Nẵng đón hơn 222.000 lượt khách Ấn Độ, chiếm gần 50% tổng số khách Ấn Độ đến Việt Nam. Đáng chú ý, so với năm 2019 (trước Covid-19), tổng lượt khách Ấn Độ đến Đà Nẵng đã tăng hơn 13,5 lần."Mang lại đa trải nghiệm cho du khách là hướng đi của du lịch Đà Nẵng, trong đó Ấn Độ là thị trường tiềm năng. Từ năm 2022, Ấn Độ đã vươn lên đứng trong top 5 các thị trường khách quốc tế lớn của Đà Nẵng. Theo đó, cứ 2 du khách Ấn Độ đến Việt Nam thì có 1 người chọn TP.Đà Nẵng làm điểm dừng chân", bà Huỳnh Thị Hương Lan nói.Ông Lê Quang Biên, Tổng Lãnh sự Việt Nam tại Mumbai (Ấn Độ), cho biết TP.Đà Nẵng và các tỉnh miền Trung ngày càng trở thành điểm đến yêu thích của du khách Ấn Độ nhờ kết nối hàng không thuận tiện và sản phẩm du lịch đa dạng, hấp dẫn.Theo ông, để tiếp tục tăng lượng khách du lịch Ấn Độ đến TP.Đà Nẵng, cần đẩy mạnh xúc tiến du lịch, kết nối doanh nghiệp, tập trung các dịch vụ và sản phẩm du lịch phù hợp với văn hóa và thị hiếu Ấn Độ như du lịch MICE, du lịch cưới."Với vai trò cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam tại Ấn Độ, Tổng Lãnh sự quán Việt Nam sẵn sàng hỗ trợ, đồng hành tạo sức mạnh tổng thể trong xúc tiến, thu hút khách du lịch Ấn Độ vào TP.Đà Nẵng", ông Lê Quang Biên nói.
Xem nhanh 20h ngày 26.12: Truy tố ông Lưu Bình Nhưỡng | Ngành thuế sẽ kiểm tra 35 văn nghệ sĩ
Chức vô địch AFF Cup 2024 của đội tuyển Việt Nam đến từ nhiều yếu tố: tinh thần chiến đấu được cải thiện, HLV Kim Sang-sik dùng người linh hoạt và có đấu pháp hợp lý, hay màn tỏa sáng của tân binh Nguyễn Xuân Son. Tuy nhiên, cốt lõi thành công của thầy trò ông Kim vẫn đến từ việc nâng tầm thể lực, vốn là chiếc chìa khóa mở cửa bất cứ hệ thống chiến thuật nào. Nói dễ hiểu thì khi cầu thủ khỏe và bền bỉ hơn, muốn đá phòng ngự phản công hay kiểm soát bóng cũng được. Còn nếu không đủ dẻo dai, vận hành triết lý nào cũng khó tránh cảnh trục trặc. HLV Kim Sang-sik cùng Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) đã lên kế hoạch cho chuyến tập huấn 10 ngày ở Hàn Quốc và đây là bước ngoặt quan trọng của đội tuyển Việt Nam. Trong 10 ngày tại xứ kim chi, các cầu thủ được rèn các bài tập thể lực, sức bền, sức va và tốc độ theo tiêu chuẩn Hàn Quốc. Theo tiết lộ từ đội tuyển, thông số của cầu thủ qua từng bài tập đều được ban huấn luyện ghi chép tỉ mỉ. Sự tiến bộ của học trò được chính HLV Kim Sang-sik thừa nhận với Báo Thanh Niên: "Khác biệt giữa cầu thủ Việt Nam và Hàn Quốc là không nhiều. Có chăng, là cầu thủ Việt Nam còn những điểm mạnh tiềm ẩn có thể bộc lộ thêm". Nhận thấy thể lực học trò đã cải thiện, HLV Kim Sang-sik đã mạnh dạn áp dụng đấu pháp thiên về đá chắc chắn, phá sức đối thủ trong hiệp 1, trước khi bung bài kết liễu trận đấu trong hiệp 2. Đội tuyển Việt Nam không thể ghi những bàn thắng ở phút 90+14 hay 90+19, nếu vẫn giữ nền tảng thể lực "đuối" như trước đây.Tuy nhiên, cải thiện thể lực ở đội tuyển chỉ là phần ngọn. Với đặc thù tập trung 5 - 6 đợt mỗi năm (mỗi đợt kéo dài khoảng 10 - 15 ngày), thời gian làm việc của cầu thủ với thầy Kim ít hơn nhiều so với cấp độ CLB. Do đó, khâu huấn luyện thể lực cần được tiến hành chuẩn chỉ từ CLB. Tín hiệu vui là ngày càng nhiều đội bóng nâng cao ý thức rèn thể lực, như CLB Bình Dương, CLB Hà Nội hay CLB Công an Hà Nội (CLB CAHN) mạnh tay thuê HLV thể lực người nước ngoài. Ở đội Bình Dương, khi HLV Hoàng Anh Tuấn còn tại vị, ông cùng giám đốc kỹ thuật Jurgen Gede và HLV thể lực phân tích thông số sức khỏe cầu thủ thông qua hệ thống GPS.Cũng sử dụng số liệu để huấn luyện còn có HAGL, với giám đốc kỹ thuật Vũ Tiến Thành và HLV Lê Quang Trãi. Đội bóng phố núi dự kiến sẽ mở phòng khoa học thể thao để áp dụng số liệu, thống kê triệt để hơn trong khâu rèn sức.Dù vậy, bóng đá Việt Nam còn chặng đường dài để vươn tầm quốc tế. Minh chứng là nhiều cầu thủ Việt Nam xuất ngoại sang Hàn Quốc, Nhật Bản hay châu Âu đã "hụt hơi", bởi không theo kịp nền thể lực và phương pháp huấn luyện ở những nền bóng đá tân tiến hơn.Năm 2019, một chuyên gia ngoại từng đến Việt Nam chia sẻ với Báo Thanh Niên: "Các cầu thủ cần tập luyện nhiều hơn, cả tập trên sân lẫn trong phòng gym. Khối lượng 2, 3 buổi tập ở các đội V-League cộng lại mới bằng 1 buổi tập ở châu Âu. Các buổi tập cũng cần có cường độ lớn, nhanh và mạnh hơn nữa thì cầu thủ mới tiến bộ được". Tập nặng và đúng cách sẽ mang tới hiệu quả ra sao, hãy nhìn CLB Thanh Hóa. Khi mới nhận đội năm 2023, HLV Velizar Popov từng mang tới cho học trò cường độ tập... choáng váng. Nhiều cầu thủ mệt nhoài vì không theo kịp phương pháp khắc nghiệt, nhưng HLV Popov đã hứa: nếu giáo án không hiệu quả, ông sẽ rời đi. Và rồi, CLB Thanh Hóa đoạt 3 cúp trong 2 năm, trở thành đội chơi nhiệt huyết và rắn rỏi bậc nhất Việt Nam lúc này.Ngoài ra, để cải thiện thể lực cầu thủ, V-League cần tăng thời gian bóng lăn. Hiện bóng chỉ lăn khoảng 50 - 55 phút/trận, tức là chưa đến 2/3 thời lượng. Nhiều trận đấu bị xé vụn bởi các pha phạm lỗi, nằm sân câu giờ... vừa khiến tính giải trí mất đi, vừa làm cầu thủ bị tụt thể lực bởi thời gian chạy quá ít. HLV Park Hang-seo từng đề cập: "Tôi muốn các cầu thủ phải cải thiện vấn đề thể lực. Rất ít cầu thủ đá được 10 km/trận trong khi đây là ngưỡng bình quân của cầu thủ. Tôi phải đẩy cầu thủ làm sao đá được thêm 1 - 2 km nữa. Còn chạy cường độ cao nữa".Một HLV ở hạng nhất bày tỏ: "Muốn cầu thủ phát triển, cần tăng thời lượng bóng lăn ở mọi trận đấu". Đó cũng là thực tế HLV Kim Sang-sik mong muốn. Khi chất lượng trận đấu tăng lên, cầu thủ sẽ tự tiến bộ. Bóng đá Việt Nam cần cải thiện từ gốc rễ, thay vì phó mặc để ông Kim giải quyết mọi vấn đề.